Khi muốn nói về “khả năng, tính khả thi”, hoặc việc “có thể” thực hiện một điều nào đó, chúng ta thường sử dụng trợ động từ “can” hoặc “could”. Tuy nhiên, bạn có biết còn 1 cấu trúc nữa gọi là “be able to” không? “Be able to” là gì và khác như thế nào với “can” và “could”? Để biết các ứng dụng của “be able to” trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, hay phân biệt khi nào nên sử dụng cụm từ này thay thế cho “can” và “could”, hãy theo dõi hết bài viết này cùng FLYER nhé.
Contents
1. Be able to là gì?
1.1. Khái niệm
- Able: là một tính từ, mang ý nghĩa “có thể”, “có khả năng”, “khả thi”.
- Be able to: là một cụm từ dùng để diễn đạt việc chủ thể trong câu “có thể, có khả năng” làm việc gì đó. “Be able to” được theo sau bởi một động từ nguyên thể không “to” (bare infinitive).
Lưu ý: có thể sử dụng “be able to” ở nhiều thì và dạng khác nhau.
Tìm hiểu thêm về động từ nguyên thể.
1.2. Ví dụ
- – I have to go now, it seems I am not able to see John this afternoon.
Tôi phải đi bây giờ, có vẻ như tôi không thể gặp John chiều nay.
- – He is a resourceful person, he is able to do 3 jobs at the same time.
Anh ấy là một người tháo vát, anh ấy có thể làm 3 công việc cùng một lúc.
- – The company is able to spend 1 billion USD to complete this deal.
Công ty có khả năng chi 1 tỷ USD để hoàn thành thương vụ này.

2. Cấu trúc Be able to trong câu
2.1. Trong câu khẳng định
Trong câu khẳng định, chúng ta dùng “be able to” để biểu đạt khả năng làm việc gì đó của chủ thể.
Công thức:
S + be (chia thì) + able to + V
Ví dụ:
- – I shouldn’t have spent so much, otherwise, I would have been able to save more money.
Đáng lẽ tôi không nên tiêu nhiều như vậy, nếu không thì tôi đã có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
- – I’m very hungry, I feel like I am able to eat twice as much as usual.
Tôi rất đói, tôi cảm thấy mình có thể ăn nhiều gấp đôi bình thường.
- – According to the plan, he should be able to complete these quests before 10 am.
Theo kế hoạch, anh ấy sẽ có thể hoàn thành các nhiệm vụ này trước 10 giờ sáng.
2.2. Trong câu phủ định
Trái ngược với dạng khẳng định, “be able to” trong không phủ định được dùng để chỉ việc ai đó không có khả năng làm điều gì đó.
Công thức:
S + be (chia thì) + not able to + V
Ví dụ:
- – The baby is still very young, he hasn’t been able to speak.
Đứa bé vẫn còn rất nhỏ, em vẫn chưa nói chuyện được đâu.
- – There’s a serious traffic jam on the road, I‘m not able to get there on time.
Đang bị tắc đường nghiêm trọng, tôi không thể đến đó đúng giờ được.
- – Because he woke up late, he was not able to catch the last bus.
Vì thức dậy muộn nên anh ấy đã không thể bắt được chuyến xe cuối cùng.

“Be able to” trong câu phủ định
Lưu ý: Trong trường hợp muốn tạo thành một câu phủ định với “be able to” mà không sử dụng “not”, chúng ta có thể dùng từ thay thế cho “able” là “unable”.
Ví dụ:
- – He is very lazy to study, he is unable to score 10 on the physics test.
Cậu ấy rất lười học, không thể đạt điểm 10 trong bài kiểm tra môn vật lý được.
- – Diana’s house is more than 10 kilometres away from us, she is unable to get here within 15 minutes.
Nhà của Diana cách chúng tôi hơn 10 km, cô ấy không thể đến đây trong vòng 15 phút.
3. Phân biệt Be able to với Can và Could

“Could” là dạng quá khứ của “can”, trong giao tiếp hàng ngày thì “could” được xem là cách dùng mang nhiều tính chất lịch sự hơn của “can”.
Về mặt ngữ nghĩa, cả “be able to”, “can” và “could” đều dùng để diễn đạt khả năng thực hiện một điều gì đó của chủ thể trong câu. Tuy nhiên, mỗi từ đều được áp dụng phổ biến trong một số ngữ cảnh nhất định. Hãy xem bảng dưới đây để hiểu rõ hơn cách dùng của “be able to” so với “can”,”could” tại các trường hợp khác nhau:
Tiêu chí đánh giá | Be able to | Can/Could |
---|---|---|
Ý nghĩa | Thường dùng để diễn đạt những khả năng cụ thể, tạm thời. Ví dụ: – He is very tired, so he is not able to run a 20 kilometers marathon today. Anh ấy rất mệt, vì vậy anh ấy không thể chạy marathon 20km hôm nay → Việc anh ấy không thể chạy marathon hôm nay chỉ là tình huống tạm thời do anh ấy rất mệt vào hôm nay (mọi hôm thì anh ấy vẫn làm được). | Thường sử dụng đối với những kỹ năng, năng khiếu cố định hoặc đạt được qua thời gian. Ví dụ: – He has lived in the US for 3 years now, he can speak English fluently. Anh ấy đã sống ở Mỹ 3 năm nay, anh ấy có thể nói tiếng Anh trôi chảy → Anh ấy có thể nói tiếng Anh trôi chảy vì đã sống một thời gian dài ở Mỹ (đạt được qua thời gian). |
Chia thì | “Be able to” có thể sử dụng trong tất cả các thì. Ví dụ: – Anna has been able to played piano since she was 6. (thì hiện tại hoàn thành) Anna có thể chơi piano/dương cầm từ khi cô ấy 6 tuổi. | “Can” chỉ có dạng quá khứ là “Could”. |
Sử dụng trong câu bị động | “Be able to” ít khi được sử dụng trong câu bị động. | “Can/could” thường được sử dụng trong câu bị động. Ví dụ: – These works can be done before tomorrow morning. Những việc này có thể được hoàn thành trước sáng mai. |
4. Tổng kết
Sau khi cùng FLYER tìm hiểu về cấu trúc “be able to” thì bạn đã thấy cấu trúc này trở nên dễ hiểu hơn nhiều rồi phải không nào? Giờ đây bạn có thể tự tin sử dụng “be able to” vào nhiều tình huống khác nhau cũng như phân biệt được trường hợp nào chúng ta nên sử dụng “be able to” thay vì “can” và “could”. Hãy luyện tập thường xuyên cấu trúc này và tìm hiểu thêm những chủ đề ngữ pháp hữu ích khác để nâng cao vốn tiếng Anh của mình nhé.
Nếu bạn cảm thấy việc học tập thông thường có chút buồn tẻ, vậy thì hãy ghé thăm ngay Phòng luyện thi ảo FLYER. Tại đây, bạn có thể trải nghiệm một phương pháp học tiếng Anh hoàn toàn mới, các nội dung học tập và bài thi giờ đây được kết hợp với các tính năng mô phỏng game. Đồ họa sinh động, hoạt bát cùng vô số chủ đề tiếng Anh đa dạng đảm bảo mang đến cho bạn những giờ học thật vui nhộn mà vẫn đạt được kết quả tốt nhất.
Bạn cũng có thể tham gia nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật những kiến thức và tài liệu tiếng Anh mới và đầy đủ nhất.
>>>Xem thêm