Động từ nguyên mẫu là một điểm ngữ pháp thường gặp trong quá trình học tiếng Anh. Với hai dạng là động từ nguyên mẫu có “to” và động từ nguyên mẫu không “to” thường khiến chúng ta gặp không ít nhầm lẫn. Hiểu được điều đó, FLYER đã tổng hợp các kiến thức về vị trí, chức năng cũng như cách dùng của động từ nguyên mẫu có “to” trong bài viết này.

Contents
- 1 1. Động từ nguyên mẫu (Infinitive) là gì
- 2 2. Các chức năng của động từ nguyên mẫu có “to”
- 3 3. Chức năng và vị trí của động từ nguyên mẫu có “to”
- 3.1 3.1. Khi được dùng làm chủ ngữ: Đứng đầu câu
- 3.2 3.2. Khi được dùng làm bổ ngữ cho tính từ: Đứng sau tính từ
- 3.3 3.3 Khi được dùng làm tân ngữ của động từ: Đứng sau động từ
- 3.4 3.4. Khi được dùng làm bổ ngữ
- 3.5 3.5. Đứng sau một danh từ hoặc đại từ
- 3.6 3.6. Đứng sau từ nghi vấn
- 3.7 3.7. Động từ nguyên mẫu có “to” với phó từ
- 4 4. Chức năng và vị trí của động từ nguyên mẫu không có “to”
- 5 5. Tổng hợp các động từ theo sau là “To infinitive”
- 6 6. Bài tập cách dùng động từ nguyên mẫu có “to” và không có “to”
- 7 7. Tổng kết
1. Động từ nguyên mẫu (Infinitive) là gì
Hiểu đơn giản, động từ nguyên mẫu là một hình thức cơ bản của động từ. Động từ nguyên mẫu có 2 dạng như sau:
1.1. Động từ nguyên mẫu có “to” (to infinitive / to + Verb)
Ví dụ:
Would you like something to drink?
(Bạn có muốn uống chút gì không?)
My brother has gone to finish his exercise .
(Anh trai tôi đã làm xong bài tập của anh ấy.)
1.2. Động từ nguyên mẫu không có “to” (verb infinitive / infinitive without to)
Ví dụ:
We could go to a French speaking club.
(Chúng ta có thể đi đến một câu lạc bộ nói tiếng Pháp.)
Mary will be away from home for the next month.
(Mary sẽ xa nhà trong tháng tới.)

2. Các chức năng của động từ nguyên mẫu có “to”
Động từ nguyên mẫu có “to” được sử dụng trong nhiều cấu trúc câu, thường dùng để diễn đạt mục đích của điều gì đó hoặc ý kiến của ai đó về điều gì đó. Động từ nguyên mẫu có “to” cũng được sử dụng theo sau một số lượng lớn các động từ khác nhau, với các chức năng sau:
2.1. Làm chủ ngữ trong câu (chỉ mục đích)
Ví dụ: To get good grades is the goal of most students.
(Đạt điểm cao ở trường là mục tiêu của hầu hết học sinh.)
2.2. Làm bổ ngữ cho chủ ngữ hoặc tân ngữ
Ví dụ: What I like most in the winter is to lie on the bed and read comic.
(Vào mùa đông việc mà tôi yêu thích nhất là nằm trên giường và đọc truyện tranh.)
2.3. Làm tân ngữ cho động từ
Ví dụ: It was late, so I decided to take a taxi.
(Trễ rồi, nên tôi quyết định đón taxi.)
2.4. Làm tân ngữ cho tính từ
Ví dụ: It’s funny to hear this story.
(Thật buồn cười khi nghe câu chuyện này.)
3. Chức năng và vị trí của động từ nguyên mẫu có “to”
3.1. Khi được dùng làm chủ ngữ: Đứng đầu câu
Khi đứng đầu câu, động từ nguyên mẫu có “to” có thể được dùng như chủ ngữ của câu. Đây là cách dùng trang trọng và phổ biến, được sử dụng nhiều trong văn viết hơn là văn nói.
Ví dụ:
To become a famous singer is her goal.
(Trở thành một ca sĩ nổi tiếng là mục tiêu của cô ấy)
To visit Germany is my life-long dream.
(Được ghé thăm Đức là giấc mơ cả đời của tôi)
3.2. Khi được dùng làm bổ ngữ cho tính từ: Đứng sau tính từ
Cấu trúc câu có “to infinitive” làm bổ ngữ cho tính từ như sau:
Subject + to be + Adj + (for/of some one) + to-Verb + (phần còn lại của câu)
Ví dụ:
- The dog is naughty to destroy my shoes.
(Chú chó nghịch ngợm phá hỏng đôi giày của tôi.) - I’m pleased to meet you.
(Tôi rất vui khi gặp bạn) - It’s good to talk with you.
(Rất vui được nói chuyện với bạn)
3.3 Khi được dùng làm tân ngữ của động từ: Đứng sau động từ
Ví dụ:
- I want to buy a new dress.
(Tôi muốn mua một chiếc váy mới) - I decided not to go to Japan.
(Tôi quyết định không đi Nhật Bản)
3.4. Khi được dùng làm bổ ngữ
Bổ ngữ cho chủ ngữ hoặc tân ngữ là một trong những chức năng chính của động từ nguyên mẫu có “to”
Ví dụ:
What you have to do is to study harder. (Điều bạn cần phải làm là học tập chăm chỉ hơn.)
→ To study harder là bổ ngữ cho chủ ngữ “What you have to do”
My father wants me to become a teacher. (Bố tôi muốn tôi trở thành giáo viên.)
→ to become a teacher là bổ ngữ cho tân ngữ “me”
3.5. Đứng sau một danh từ hoặc đại từ
Để chỉ ra cái gì có thể/ sẽ được sử dụng cho, động từ nguyên mẫu có “to” đứng sau một danh từ hoặc đại từ.
Ví dụ
- The children need an area to play in. (Bọn trẻ cần một khu vực để chơi.)
- I don’t have anything to say. (Tôi không có gì để nói.)
3.6. Đứng sau từ nghi vấn
Những động từ như ask, decide, explain, forget, know, show, tell, understand có thể được theo sau bởi một từ nghi vấn như where, how, what, who, when + động từ nguyên mẫu có to.
Ví dụ:
- She asked me how to use the microwave.
(Cô ấy hỏi tôi làm thế nào để sử dụng lò vi sóng) - Tell me when to come back home.
(Nói cho tôi biết khi nào trở về nhà.)
3.7. Động từ nguyên mẫu có “to” với phó từ
Để diễn tả lý do đằng sau của sự hài lòng hoặc không hài lòng, động từ nguyên mẫu có to được dùng thường xuyên với các trạng từ too và enough.
Các mẫu câu có too/enough được đặt trước hoặc sau tính từ, trạng từ, hoặc danh từ mà nó bổ nghĩa theo cùng một cách như không có từ nguyên mẫu có to. Thông thường, động từ nguyên mẫu có to và phần theo sau có thể bỏ đi và câu vẫn có đủ chức năng ngữ pháp.
Ví dụ:
I had too many things to carry.
(Tôi có quá nhiều thứ để mang.)
This coffee cup is too hot to drink.
(Ly cà phê này quá nóng để uống.)
He was too tired to study.
(Cậu ấy quá mệt để học bài)
4. Chức năng và vị trí của động từ nguyên mẫu không có “to”
4.1. Khi được dùng là động từ chính trong câu: Đứng sau các trợ động từ và động từ khiếm khuyết
Khi được dùng làm động từ chính trong câu, động từ nguyên mẫu không có “to” (Bare infinitive) đứng sau các trợ động từ do/does/did và các động từ khiếm khuyết (modal verbs)như can/will/should/may/,….
Ví dụ:
- I will stay here until he tells me the reason. (Tôi sẽ ở lại đây cho đến khi anh ấy nói ra lý do)
- She can’t remember anything about that day. (Cô ấy không thể nhớ gì về ngày hôm đó cả)
4.2. Khi được dùng làm tân ngữ: Đứng sau động từ
Các động từ make, let, help thường đi với Động từ nguyên mẫu không có “to”.
Đi sau các động từ chỉ giác quan: hear, sound, taste, smell, see, listen, feel, watch, notice, find.
Cấu trúc:
S + make/let/help/hear/sound/taste + Object + Vnguyên mẫu (Bare infinitive)
Ví dụ:
- Her mother let her stay out late. (Mẹ của cô ấy để cô ấy thức khuya)
- I didn’t mean to make you cry. (Tôi không cố ý làm cho cậu khóc)
4.3. Khi được dùng là động từ chính trong câu có từ để hỏi “why”
Chúng ta dùng bare infinitive sau từ hỏi “why” hoặc “why not” trong các câu hỏi mang tính đề xuất / đưa ý kiến / gợi ý / bàn bạc/,…
Ví dụ:
- Why wait until tomorrow when we can contact them now? (Tại sao lại đợi đến mai khi chúng ta có thể liên lạc với họ ngay bây giờ?)
- Why not buy a computer? (Tại sao không mua lấy một chiếc máy tính?)
Bài viết tham khảo: Chi tiết bảng động từ bất quy tắc tiếng Anh và mẹo học nhanh, nhớ lâu
5. Tổng hợp các động từ theo sau là “To infinitive”
Dưới đây là bảng tổng hợp các động từ phổ biến theo sau là động từ nguyên mẫu có “to”. Phụ huynh cùng với các bé có thể tham khảo thêm. Tuy nhiên, không nhất thiết phải học thuộc lòng tất cả các từ, vì làm như vậy rất dễ bị nhầm lẫn giữa “to + Verb” và “Verb-ing”. Các bé nên luyện tập khi nghe hoặc đọc thấy từ nào đó thì cố gắng ghi nhớ từ đó đi với “to + Verb” hay “Verb-ing”. Từ đó, việc sử dụng đúng hai trường hợp này sẽ trở thành phản xạ.
Động từ phổ biến trong tiếng Anh | Dịch nghĩa tiếng Việt |
---|---|
afford | có thể chi trả |
agree | đồng ý |
appear | có vẻ |
arrange | sắp xếp |
ask | yêu cầu |
attempt | cố gắng, thử |
beg | van xin |
care | quan tâm |
choose | lựa chọn |
claim | đòi hỏi |
decide | quyết định |
demand | yêu cầu |
deserve | xứng đáng |
determine | quyết tâm |
expect | kỳ vọng, mong đợi |
fail | thất bại |
get | có cơ hội được làm gì đó |
guarantee | đảm bảo |
hesitate | chần chừ |
hope | hy vọng |
hurry | vội vàng |
learn | học |
manage | xoay sở được |
neglect | bỏ bê |
offer | mời chào |
pay | trả tiền |
plan | lên kế hoạch |
prepare | chuẩn bị |
pretend | giả vờ |
promise | hứa |
prove | chứng minh |
refuse | từ chối |
request | yêu cầu |
seem | có vẻ |
tend | có xu hướng |
threaten | đe dọa |
volunteer | xung phong, tình nguyện |
wait | chờ đợi |
want | muốn |
wish | mong muốn, ước muốn |
Ví dụ:
- I want to see you. (Tôi muốn gặp bạn)
- I promise to study harder (Con hứa sẽ học tập chăm chỉ hơn)
- Anna seems to know a lot of things. (Anna có vẻ biết rất nhiều thứ.)
6. Bài tập cách dùng động từ nguyên mẫu có “to” và không có “to”
Bài 1: Chọn đáp án đúng
1. The teacher decided (to accept/accepting) the paper.
2. They appreciate (having/to have) this information.
3. His father doesn’t approve of his (to go/going) to Europe.
4. We found it very difficult (to reach/reaching) a decision.
5. Vicky is interested in (opening/to open) a bar.
6. Anna has no intention of (leaving/to leave) the city now.
7. We are ready (returning/to return) to school in the fall.
8. We would be better off (buying/to buy) this car.
9. She refused (accepting/to accept) the gift.
10. Jenny regrets (being/to be) the one to have to tell him.
11. George pretended (being/to be) sick yesterday.
12. Smith hopes (finishing/to finish) his thesis this year.
13. They agreed (leaving/to leave) early.
14. Laura was anxious (telling/to tell) her family about her promotion.
15. They are not ready (stopping/to stop) this job at this time.
16. John shouldn’t risk (driving/to drive) so fast.
17. Mary demands (knowing/to know) what is going on.
18. She is looking forward to (returning/return) to her country.
19. There is no excuse for (leaving/to leave) the house in this condition.
20. Gerald returned to his home after (leaving/to leave) the game.
Bài 2: Sửa lỗi sai trong câu dưới đây (nếu có)
1.Yesterday, Tuan didn’t want to coming to the museum with them because he had already seen the film.
2. My sister used to running a lot but she doesn’t do it usually now.
3. He’s going to have a small party celebrating his house at 8 p.m tomorrow.
4. Anna tried to avoiding answering her questions last evening.
5. John don’t forget post that letter that his mother gave him this evening.
Đáp án gợi ý:
Bài 1:
1. to accept
2. having
3. going
4. to reach
5. opening
6. leaving
7. to return
8. buying
9. to accept
10. to be
11. to be
12. to finish
13. to leave
14. to tell
15. to stop
16. driving
17. to know
18. returning
19. leaving
20. leaving
Bài 2:
1.Yesterday, Tuan didn’t want to coming to the museum with them because he had already seen the film.
to coming -> to come (want + to V)
2. My sister used to running a lot but she doesn’t do it usually now.
running -> run (use + to V)
3. He’s going to have a small party celebrating his house at 8 p.m tomorrow.
celebrating -> to celebrate (have + to Vi)
4. Anna tried to avoiding answering her questions last evening.
to avoiding -> to avoid (try + to V)
5. John don’t forget post that letter that his mother gave him this evening.
post -> to post (forget + to V)
7. Tổng kết
Trên đây là toàn bộ các kiến thức về động từ nguyên mẫu có “to” và bài luyện tập mà FLYER đã tổng hợp. Hy vọng bài viết này giúp cho phụ huynh và các bé hiểu được cách sử dụng chính xác của điểm ngữ pháp này. Các bé hãy luyện tập nhiều hơn nữa để thành thạo các kỹ năng tiếng Anh bé nhé!
Để luyện tập nhiều hơn, mời phụ huynh và các bé cùng ghé thăm phòng luyện thi ảo FLYER với lượng lớn đề thi Cambridge, TOEFL, IOE v..v được biên soạn và cập nhật liên tục. Đặc biệt có tích hợp với mô hình game trực tuyến, giúp khơi gợi cảm hứng ôn luyện tiếng Anh cho các bé.