HomeLuyện thi chứng chỉIOE Lớp 410+ lợi ích của Học cá nhân hoá (personalized learning) - Xu...

10+ lợi ích của Học cá nhân hoá (personalized learning) – Xu hướng giáo dục tương lai

Sau cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, personalized learning (học tập cá nhân hóa) đã trở thành xu hướng mới mang tính đột phá trong lĩnh vực giáo dục. Vậy điều gì khiến phương pháp học này phát triển mạnh mẽ đến vậy? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng FLYER tìm hiểu 10 lợi ích của personalized learning cùng 5 cách giúp việc học trở nên cá nhân hoá và hiệu quả hơn bạn nhé!

Lợi ích của personalized learning
Lợi ích của personalized learning

1. Lợi ích của personalized learning

Personalized learning đã và đang dần trở thành một xu hướng giáo dục mới trong thế kỷ XXI. Không đơn thuần chỉ là truyền đạt kiến thức cho một nhóm chung, ngày nay, personalized learning còn đặt sự quan tâm vào nhu cầu và khả năng riêng của từng người học. Thông qua việc tạo ra một môi trường học tập phù hợp với mỗi cá nhân, personalized learning mang lại lợi ích đáng kể cho sự phát triển của học viên, cụ thể:

1.1.  Cải thiện kết quả học tập

Lợi ích đầu tiên của personalized learning là cho phép người học tiếp cận kiến thức một cách cá nhân hóa. Điều này có nghĩa, người học sẽ học theo một lộ trình riêng, và học những kiến thức phù hợp nhất với tốc độ cũng như khả năng tiếp thu của bản thân. Thông qua quá trình học tập cá nhân hóa, người học có thể dễ dàng nắm vững kiến thức và kết quả học tập từ đó cũng được cải thiện đáng kể.

Lợi ích của personalized learning
Lợi ích của personalized learning

1.2. Tiết kiệm thời gian

Personalized learning giúp người học rút ngắn khoảng thời gian cần để tiếp thu và hiểu sâu một chủ đề mới. Lợi ích này xuất phát từ việc phân tích người học dưới góc độ cá nhân. Nhờ vào kết quả phân tích cá nhân, chương trình học sẽ được tối ưu hóa tập trung hơn vào những kiến thức, kỹ năng mà người học còn thiếu, đồng thời loại bỏ những nội dung mà họ đã được học. Thông qua đó, người học có thể tiết kiệm thời gian và đạt được mục tiêu học tập nhanh chóng. 

1.3. Tính linh hoạt

Nhắc đến lợi ích của personalized learning không thể không nhắc tới tính linh hoạt mà phương pháp này mang lại. Khi học tập theo chương trình cá nhân hóa, người học có thể học theo nội dung, phương pháp và thời gian học phù hợp với bản thân. ​​Không gian học tập của người học đã không còn bị giới hạn bởi 4 bức tường và các dụng cụ truyền thống như bảng, phấn, bục giảng,… 

Lợi ích của personalized learning
Lợi ích của personalized learning

Cụ thể, tính linh hoạt của personalized learning thể hiện qua các khía cạnh sau:

  • Cho phép người học điều chỉnh tốc độ học tập theo nhu cầu, khả năng và sự tiến bộ của mình; họ không cần phải “chạy” theo một lộ trình chung và cố định cho tập thể mà giáo viên thiết lập.
  • Người học có quyền lựa chọn những phương pháp và tài liệu khác nhau để đạt được mục tiêu học tập của bản thân.
  • Người học được lựa chọn lịch học phù hợp với thời gian biểu và lịch sinh hoạt cá nhân, sao cho kiến thức được tiếp thu một cách hiệu quả nhất. 

Ngoài ra, tính linh hoạt này cũng giúp người học hình thành được tinh thần trách nhiệm cao đối với việc học, đồng thời tạo điều kiện phát triển tính độc lập trong học tập.

1.4. Tăng khả năng giao tiếp và phản biện

Một lợi ích khác của personalized learning là thúc đẩy tương tác giữa người học và người dạy. Vì mỗi người được tự xác định mục tiêu và tiêu chuẩn học tập của mình, với sự hướng dẫn của người dạy, khiến họ thoải mái hơn khi tương tác trong quá trình học. Đồng thời, personalized learning cũng khích lệ người học tự tin diễn đạt ý kiến, đưa ra luận điểm và tranh luận với người dạy, khác với mô hình học truyền thống – một người nói, một người nghe.

1.5. Nâng cao khả năng sáng tạo

Theo mô hình dạy – học truyền thống, kiến thức thường được truyền đạt một chiều bởi thầy cô. Việc chỉ ghi chép lại và học theo những bài giảng của thầy cô khiến người học dần trở thành những người tiếp thu kiến thức thụ động. Trong khi đó, mô hình personalized learning cho phép người học chủ động sáng tạo các ý tưởng của riêng mình. Trong quá trình này, thầy cô chỉ đóng vai trò là hướng dẫn và hỗ trợ để người học rút ra được những bài học đúng đắn từ ý tưởng sáng tạo của họ. 

Personalized learning giúp nâng cao khả năng sáng tạo
Personalized learning giúp nâng cao khả năng sáng tạo

1.6. Cải thiện khả năng ghi nhớ kiến ​​thức

Thông qua việc tự mình lựa chọn chương trình học phù hợp với những khả năng và hiểu biết của bản thân, người học có thể dễ dàng liên kết các kiến thức mới với những thông tin đã được học. Điều này giúp họ không những ghi nhớ kiến thức tốt hơn mà còn biết cách ứng dụng bài học vào các tình huống trong đời sống thường ngày. 

1.7. Tìm thấy niềm vui trong học tập

Phương pháp học cá nhân hoá luôn tạo điều kiện cho mỗi người học được khám phá và theo đuổi sở thích cá nhân trong quá trình học tập. Họ có thể lựa chọn nội dung và phương pháp học phù hợp với sở thích cũng như niềm đam mê của mình. Trong trường hợp này, personalized learning giúp người học tìm thấy niềm vui và sự hứng thú trong quá trình học tập, qua đó tạo động lực mạnh mẽ để họ không ngừng nâng cao kiến thức của bản thân.

1.8. Tự tin hơn

Personalized learning đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tự tin. Phương pháp này cho phép người học tiếp cận với các kiến thức phù hợp với khả năng học tập và tốc độ nắm bắt của họ. Do vậy, những ai trải nghiệm personalized learning sẽ cảm thấy tự tin vì họ luôn hiểu được các khái niệm, các bài học một cách rõ ràng. Sự tự tin này khơi gợi niềm đam mê học hỏi của người học, dẫn đến khả năng học tập ngày càng phát triển nhanh chóng.

Lợi ích của personalized learning
Lợi ích của personalized learning

Quá trình học tập cá nhân hóa cũng giúp người học tăng cường sự tự tin bởi cảm giác được quan tâm và đánh giá đúng mực. Khi cảm thấy được chấp nhận và hỗ trợ trong quá trình học, dần dần người học sẽ tự tin hơn, sẵn lòng đối mặt với những thử thách và khó khăn sắp xảy đến.

1.9. Thúc đẩy tính tự giác trong học tập

Phương pháp personalized learning cho phép người học tự quyết định lịch học phù hợp với thời gian biểu cá nhân. Bên cạnh đó, họ cũng nắm được khả năng của bản thân và chủ động lựa chọn những khóa học, chương trình học phù hợp để cải thiện kiến thức, kỹ năng của mình. Do đó, personalized learning góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy tính tự giác của học sinh. 

1.10. Bắt kịp trước những cột mốc giáo dục quan trọng

Lo lắng trước kỳ thi là vấn đề quen thuộc mà mỗi người đều gặp phải. Sự căng thẳng này có thể khiến các người học gặp khó khăn trong ôn luyện và chuẩn bị cho kỳ thi. Lúc này, lợi ích của personalized learning có thể giúp họ xác định và tập trung vào những mảng kiến thức cụ thể cần cải thiện, cung cấp các bài tập ôn luyện phù hợp, xây dựng một kế hoạch cụ thể. Từ đó giúp người học cảm thấy thoải mái nhất khi chuẩn bị cho những cột mốc giáo dục quan trọng trong tương lai.

Tham khảo thêm: Phương pháp học tiếng Anh cho người “mất gốc”: 6 cách để cải thiện trình độ chỉ trong 3 tháng

2. Cách giúp việc học trở nên cá nhân hóa và hiệu quả hơn

Có thể thấy, phương pháp personalized learning mang lại vô số lợi ích cho người học. Vậy, làm thế nào để bạn có thể tận dụng tối đa các lợi ích của phương pháp này? FLYER xin gợi ý đến bạn một số cách sau đây để việc học trở nên cá nhân hóa và hiệu quả hơn:

Cách giúp việc học cá nhân hoá và hiệu quả
Cách giúp việc học cá nhân hoá và hiệu quả

2.1. Đặt mục tiêu học tập rõ ràng

Xác định mục tiêu học tập là một trong những việc mang tính cá nhân hóa cực kỳ cao. Để đặt ra mục tiêu học tập cụ thể, bạn cần hiểu rõ bản thân mình trong việc học, xác định được những khả năng cũng như điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Thông qua quá trình này, bạn có thể lựa chọn học và tập trung hơn vào những kiến thức, kỹ năng mình cần bổ sung và cải thiện.

2.2. Tìm hiểu về phong cách học của bản thân

Tìm hiểu về phong cách học của bản thân cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Mỗi người có cách tiếp thu thông tin và phương pháp học riêng. Hiểu rõ phong cách học của mình sẽ giúp bạn lựa chọn các phương pháp và tài liệu phù hợp để học tập cá nhân hoá một cách hiệu quả.

2.3. Áp dụng công nghệ vào học tập

Công nghệ có thể hỗ trợ quá trình cá nhân hóa học tập bằng cách cung cấp nhiều nguồn tài liệu, ứng dụng học tập, trò chơi giáo dục và các công cụ đánh giá trực tuyến. Điều này mở ra những cơ hội mới để bạn tiếp cận với các kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng như giúp bạn phát triển một số kỹ năng thông qua môi trường kỹ thuật số. Ngoài ra, việc tận dụng công nghệ cũng sẽ giúp bạn tiếp cận thông tin một cách linh hoạt và tự chủ hơn.

Xem thêm: Ứng dụng “gamification” vào giảng dạy tiếng Anh trên lớp học cho trẻ em

2.4. Tùy chỉnh không gian học tập

Việc thay đổi một số yếu tố dù là nhỏ nhất trong không gian học tập (như vị trí bàn học, ánh sáng hay màu sắc nội thất,…) phù hợp với đặc điểm tâm lý, tính cách của bản thân cũng là một cách để việc học trở nên cá nhân hóa hơn. Điều này nên được thực hiện định kỳ bởi tính cách cá nhân có thể thay đổi theo thời gian. Hơn nữa, việc làm mới không gian học tập định kỳ cũng góp phần giúp cho tư duy của bạn trở nên linh hoạt hơn. 

2.5. Xây dựng lịch học linh hoạt và hợp lý

Linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian biểu là một trong những lợi ích lớn nhất mà personalized learning mang lại cho người học. Tận dụng điều này, bên cạnh việc sắp xếp lịch học phù hợp, bạn cũng đừng quên tạo cho bản thân những khoảng thời gian thư giãn mỗi ngày với những hoạt động lành mạnh, bổ ích nhé! Việc cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn, đồng thời cải thiện khả năng tư duy, sáng tạo của bản thân để tiến xa hơn trong học tập.

3. Kỷ nguyên mới của personalized learning kết hợp với AI

AI (Trí tuệ nhân tạo) là một lĩnh vực mới trong khoa học máy tính, có khả năng tự động học hỏi và suy luận. Mục tiêu chính của trí tuệ nhân tạo là tạo ra các hệ thống hoạt động giống như con người, có khả năng nhận biết, hiểu, tư duy và học hỏi từ dữ liệu.

Personalized learning kết hợp với AI
Personalized learning kết hợp với AI

Kỷ nguyên mới của personalized learning kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) đã mở ra nhiều cơ hội và tiềm năng hứa hẹn trong lĩnh vực giáo dục. Sự kết hợp này mang lại nhiều lợi ích cho quá trình học tập cá nhân hoá và góp phần nâng cao hiệu quả của phương pháp học tập này. Cụ thể:

  • Phân tích dữ liệu: Khả năng phân tích và xử lý nhanh dữ liệu ở quy mô lớn của AI giúp người học có cái nhìn tổng quan về khả năng cũng như đặc điểm tâm lý, tính cách của bản thân, qua đó có thể thiết lập lộ trình học phù hợp nhất với mình. Một ví dụ đơn giản đó là, khi luyện tập làm bài thi trên Phòng thi ảo FLYER – nền tảng luyện thi Cambridge & TOEFL Primary, bạn sẽ nhận được kết quả cùng những đánh giá, phân tích về kết quả ngay sau khi nộp bài. Với những thông tin này, bạn dễ dàng nắm được khả năng tiếng Anh của bản thân, để từ đó tìm ra được những phương pháp luyện tập hiệu quả.
  • Cung cấp nội dung học tập cá nhân hoá: Từ kết quả bài thi đầu vào, AI sẽ tự động tính toán và cung cấp nội dung học tập cá nhân hoá cho từng đối tượng. Song song đó, các nội dung này sẽ liên tục được điều chỉnh tự động sao cho phù hợp với người học trong quá trình học tập, làm bài kiểm tra,…
  • Hỗ trợ học tập thông qua chatbot và trợ lý ảo: Khi áp dụng phương pháp học tập cá nhân hóa, phần lớn đều là người học tự làm chủ toàn bộ quá trình học của mình. Đó là lý do mà chatbot và trợ lý ảo ra đời. Nhờ những công cụ AI này, người học có thể dễ dàng đặt câu hỏi về một vấn đề bất kỳ và nhận được những giải đáp, hướng dẫn một cách cá nhân hoá nhất. 

Có thể thấy, trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của AI được đánh giá là “đáng kinh ngạc”. Bên cạnh những ưu điểm mà trí tuệ nhân tạo mang lại, việc kết hợp personalized learning và AI cũng đặt ra những thách thức lớn đối với ngành giáo dục. Theo đó, ngoài vấn đề bảo mật dữ liệu, người dùng cũng cần đảm bảo rằng các chương trình, các quyết định học tập không chỉ dựa trên thuật toán đơn thuần mà còn có sự can thiệp và hướng dẫn cụ thể từ giáo viên. 

4. Tổng kết

Nhìn chung, personalized learning được xem như một trong những phương pháp học tập hiệu quả nhất trong ngành giáo dục hiện nay, mang lại rất nhiều lợi ích cho cả người dạy và người học:

  • Cải thiện kết quả học tập
  • Tiết kiệm thời gian
  • Tính linh hoạt
  • Tăng khả năng giao tiếp và phản biện
  • Nâng cao khả năng sáng tạo
  • Cải thiện khả năng ghi nhớ kiến ​​thức
  • Tìm thấy niềm vui trong học tập
  • Giúp người học tự tin hơn
  • Thúc đẩy tính tự giác trong học tập
  • Bắt kịp trước những cột mốc giáo dục quan trọng

Cuối cùng, để giúp việc học trở nên cá nhân hoá và hiệu quả hơn, đừng quên tận dụng các phương pháp và công cụ hiện đại vào quá trình học bạn nhé! FLYER hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn phương pháp học phù hợp với bản thân. 

>>> Xem thêm:

RELATED ARTICLES
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Most Popular

Recent Comments

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x