Viết là một kỹ năng cực kỳ phức tạp và khó vì nó đòi hỏi trẻ cần có kiến thức nền tảng từ ngữ pháp, từ vựng, ý tưởng,… cho đến cách trình bày và cả dấu câu. Nhưng đồng thời, viết cũng là một hoạt động hấp dẫn, thú vị vì viết cho phép các bé
- Cá nhân hóa khả năng sáng tạo của bản thân
- Luyện tập được từ vựng và các cấu trúc câu một cách bài bản
- Củng cố các kỹ năng khác: đọc, nói và cả nghe.
Từ kỹ năng viết của trẻ, thầy cô và phụ huynh cũng có thể nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong các kỹ năng, phần hổng kiến thức từ vựng, cấu trúc, chính tả,… để ngay lập tức bù đắp và giúp trẻ phát triển một cách có định hướng.Vậy nên định hướng cho con viết Tiếng Anh như thế nào? Để rèn kỹ năng viết cho trẻ chúng ta cần lưu ý đến 2 yếu tố sau:
QUÁ TRÌNH VIẾT
- Ghi lại toàn bộ “luồng suy nghĩ”- những ý tưởng có liên quan đến chủ đề ngay sau khi đọc đề bài. Phụ huynh có thể đặt những câu hỏi gợi ý để mở ra những ý tưởng mới.
- Phân loại và sắp xếp các ý tưởng. Chúng thuộc phần nào trong bài: nguyên nhân, kết quả, dẫn chứng, ví dụ,…
- Bắt tay vào viết. Viết thật nhanh và đầy đủ các ý tưởng đã liệt kê bên trên.
- Đọc lại và bắt đầu sửa đổi, bổ sung thêm để củng cố ý tưởng hay loại bỏ bớt phần thừa không hoặc ít liên quan để tránh làm bài văn dài dòng.

SẢN PHẨM VIẾT
Trong những bài làm đầu tiên, phụ huynh hãy cùng con đọc lại bài làm và để ý đến những chi tiết sau:
- Ngữ pháp đã đúng chưa? Từ vựng như này dùng đã hợp lý với văn cảnh này chưa?
- Có chữ nào bị sai chính tả không? Dấu câu đặt đúng vị trí chưa?
- Bài làm đã đủ thông tin, nội dung cần bàn so với câu hỏi đề bài chưa?
- Sắp xếp ý tưởng như vậy có dễ hiểu và truyền tải tốt nội dung không?

Với những bước làm trên, chắc chắn sẽ giúp bé viết được một bài chặt chẽ và hoàn chỉnh. Phụ huynh cũng có thể áp dụng ngay cho môn học Tiếng Việt của các con nữa nhé! Nếu thấy hữu ích hãy like và share để lan tỏa kinh nghiệm đến các phụ huynh khác nữa.