HomeTiếng Anh tiểu học6 phương pháp tăng hứng thú học tiếng Anh cho học sinh...

6 phương pháp tăng hứng thú học tiếng Anh cho học sinh tiểu học giúp nâng cao chất lượng giáo dục

Tạo hứng thú học tiếng Anh cho trẻ chắc hẳn là điều mà bất cứ thầy cô nào cũng quan tâm. Hứng thú không chỉ giúp trẻ học tập hiệu quả hơn mà còn giúp thầy cô nâng cao chất lượng giảng dạy. Điều này đặc biệt quan trọng với đối tượng học sinh tiểu học vì các em có tính tự giác chưa cao và dễ mất tập trung. Hiểu được băn khoăn này, FLYER đã giúp thầy cô tổng hợp 6 phương pháp tăng hứng thú học tiếng Anh cho học sinh tiểu học trong bài viết sau đây! 

1. Khó khăn thầy cô thường gặp khi dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học 

Trẻ ở lứa tuổi tiểu học còn rất non nớt, nhận thức chưa phát triển và khả năng tập trung kém. Do đó, việc dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học không phải là điều dễ dàng với các thầy cô giáo. 

Khó khăn thầy cô thường gặp khi dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học
Khó khăn thầy cô thường gặp khi dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học

1.1. Sự khác biệt về ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ mục tiêu 

Tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều điểm khác nhau trong cách phát âm, ngữ pháp, cấu tạo câu… 

Điều này buộc các thầy cô phải có kiến thức sâu rộng về cả 2 ngôn ngữ, biết cách truyền đạt dễ hiểu và sự kiên nhẫn. Nếu không, thầy cô có thể vô tình tạo áp lực cho trẻ, khiến trẻ cảm thấy rối rắm và chán nản. Nghiêm trọng hơn là hình thành nên suy nghĩ ghét học tiếng Anh. 

1.2. Sự thiếu hụt về cơ sở vật chất và công nghệ

Tại Việt Nam, rất nhiều trường tiểu học có có sở vật chất còn hạn chế, phòng học không có các thiết bị giảng dạy trực quan, thiếu tài liệu chuyên sâu để thầy cô và học sinh cùng nghiên cứu. 

Đây là một thiệt thòi lớn vì môi trường học tập truyền thống thường khá khô khan, khó có thể kích thích được niềm say mê và sự hào hứng ở đối tượng học tập là trẻ nhỏ. 

1.3. Sự đông đúc của lớp học

Trung bình, một lớp học tại Việt Nam có sĩ số từ 30 – 50 học sinh. 

Sĩ số đông đúc như vậy khiến thầy cô gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý lớp học, duy trì kỷ luật, tổ chức các hoạt động thực hành, làm việc nhóm hay theo dõi sát sao từng trẻ. 

1.4. Sự hạn chế trong công tác đào tạo và nâng cao năng lực cho giáo viên

Giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam, đặc biệt là giáo viên tiểu học, thường có ít cơ hội được đào tạo để nâng cao năng lực và cập nhật các phương pháp giảng dạy mới. 

Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mỗi tiết học, mà còn khiến các thầy cô mất dần tự tin và nhiệt huyết dành cho công việc. 

2. 6 phương pháp tăng hứng thú học tiếng Anh cho học sinh tiểu học 

Có thể thấy, việc dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học mặc dù quan trọng nhưng lại không phải điều dễ dàng. 

Rất khó để thầy cô có thể dạy trẻ tiểu học hiệu quả nếu chỉ áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống với sách vở, cô giảng – trò nghe. Thay vào đó, thầy cô nên tìm cách tạo cho trẻ sự hứng thú và nuôi dưỡng tình yêu với môn học, để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên. 

Dưới đây là 6 phương pháp tăng hứng thú học tiếng Anh cho học sinh tiểu học đơn giản và hiệu quả mà thầy cô có thể áp dụng bất cứ lúc nào.  

2.1. Phương pháp thu hút sự chú ý qua âm nhạc

Tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ Jodi Picoult đã nói “Âm nhạc là ngôn ngữ của trí nhớ.” 

Các giai điệu với cảm xúc của con người có một mối liên kết rất rõ rệt. Và vì những thứ liên quan đến cảm xúc thường được ghi nhớ rất lâu nên học tiếng Anh qua âm nhạc là một phương pháp khá hữu hiệu. Phương pháp này được khoa học gọi với cái tên “hiệu ứng Mozart”

Sau mỗi một chủ đề mới, thầy cô có thể cho trẻ học một bài hát tiếng Anh chứa những từ vựng của chủ đề đó. Giai điệu sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn, làm quen với cách phát âm và tông giọng tự nhiên nhất. 

Tuy nhiên, các bài hát cần có lời không quá dài, tốc độ vừa phải, phát âm rõ ràng để trẻ nghe rõ và học theo một cách chính xác. 

 2.2. Phương pháp giảng dạy trực quan 

Theo kết quả đến từ nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại học Iowa – Mỹ, con người có trí nhớ về hình ảnh và cảm xúc tốt hơn trí nhớ về từ ngữ – logic. Các phương pháp giảng dạy trực quan cũng ra đời dựa vào kết quả này. 

Phương pháp giảng dạy trực quan là sử dụng những phương tiện như bản đồ, sơ đồ, mẫu vật, tranh ảnh, video, thí nghiệm… giúp trẻ quan sát, tiếp xúc và cảm nhận trực tiếp đối tượng, từ đó ghi nhớ lâu hơn thay vì chỉ tưởng tượng qua mô tả bằng lời. 

Phương pháp giảng dạy trực quan
Phương pháp giảng dạy trực quan

Trong mỗi tiết học, thầy cô có thể phát một bộ phim hoạt hình ngắn có liên quan đến chủ đề bài học, giảng dạy thông qua slide với thiết kế bắt mắt hoặc chuẩn bị tranh ảnh, mô hình của đối tượng được nhắc đến trong bài để giới thiệu cho trẻ. Ngoài ra, nếu có cơ hội, thầy cô nên tổ chức các tiết học ngoại khóa ngoài trời là tốt nhất.  

Vỏ não trán trong (trước trán) của con người chịu trách nhiệm kiểm soát ý thức, trí thông minh, sự tập trung và phản ứng trước một vấn đề nào đó. Khả năng này được kích thích mạnh mẽ nhất khi trẻ kết nối với thiên nhiên vì trải nghiệm ngoài trời buộc vỏ não trước tạo ra những kết nối dẫn truyền thần kinh quan trọng.  

Điều này có thể được chứng minh qua một thí nghiệm tại khoa Sinh học, trường Đại học Washington: những học sinh chưa từng tham gia vào các hoạt động ngoại khóa có khả năng trượt môn cao hơn 1,5 lần so với những học sinh thường xuyên tham gia. 

Kết quả quét não của các học sinh cho thấy phần vỏ não trước trán hoạt động mạnh mẽ hơn khi họ suy nghĩ về những điều đã được trải nghiệm thực tế. Do đó, tạo điều kiện cho trẻ được trực tiếp quan sát, tiếp xúc và vui chơi với đối tượng sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn, thay vì chỉ đọc về nó.

2.3. Phương pháp tiếp cận sinh động nhờ công nghệ và phương tiện truyền thông 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh công nghệ và các phương tiện truyền thông có thể nâng cao chất lượng giảng dạy một cách đáng kể. Nguyên nhân là vì: 

  • Công nghệ giúp giáo viên và học sinh dễ dàng tiếp cận với kho kiến thức đồ sộ, tiết kiệm thời gian tra cứu thủ công. 
  • Công nghệ giúp việc kết nối giữa người với người trở nên thuận tiện. Việc học tập và trao đổi thông tin nhờ đó có thể diễn ra bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. 
  • Giúp trẻ tiếp cận với nguồn tài liệu đa phương tiện, từ tranh ảnh, audio, video,… tạo điều kiện cho trẻ kết hợp cùng lúc nhiều kỹ năng trong học tập. 
  • Xây dựng môi trường sử dụng tiếng Anh linh hoạt, mang đến nhiều cơ hội thực hành.  
  • Tạo môi trường học tập thú vị, hấp dẫn, giảm bớt áp lực so với phương pháp giảng dạy truyền thống.

Ngoài việc lồng ghép audio, video âm nhạc hoặc những mẩu phim hoạt hình tiếng Anh ngắn vào mỗi tiết học, thầy cô có thể sáng tạo hơn bằng cách “game hóa” – ứng dụng tính năng/ đặc điểm của game vào hoạt động giảng dạy, giúp tăng hứng thú học tiếng Anh cho trẻ. 

Một trong những mô hình “game hóa” mà thầy cô có thể tận dụng là Phòng thi ảo FLYER

Phòng thi ảo FLYER hỗ trợ thầy cô trong việc tạo hứng thú học tiếng Anh cho trẻ
Phòng thi ảo FLYER hỗ trợ thầy cô trong việc tạo hứng thú học tiếng Anh cho trẻ

Dưới đây là các tính năng giúp FLYER tự tin sẽ tạo cho trẻ môi trường học tiếng Anh thú vị: 

  • Tính năng tương tác: FLYER có nhiều tính năng tương tác như chat, chia sẻ màn hình,… Thầy cô có thể áp dụng tính năng này để tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, thúc đẩy trẻ học tập hăng say hơn thông qua việc đặt câu hỏi và trao đổi với thầy cô, bạn bè.  
  • Soạn đề thi trực tuyến: FLYER cho phép thầy cô tự biên soạn những bài kiểm tra trực tuyến với đa dạng cấp độ và nhiều cấu trúc câu hỏi khác nhau. Dựa vào kết quả của đề thi, thầy cô sẽ đánh giá được chính xác năng lực của từng học sinh, từ đó đưa ra phương hướng giảng dạy thích hợp. 
  • Tính năng thách đấu bạn bè: FLYER cung cấp nhiều bộ đề thi thử cho nhiều cấp độ và mục đích khác nhau như thi học kỳ, thi Olympic, thi chứng chỉ quốc tế… Bên cạnh bài thi cá nhân, FLYER cũng có thêm phần thách đấu giúp học sinh có cơ hội so tài với bạn bè của mình, khuyến khích trẻ cạnh tranh lành mạnh và cùng nhau cố gắng trong học tập. 
  • Đồ họa sinh động, được vẽ tay bởi họa sĩ chuyên nghiệp: Một trong những điều cực kỳ đặc biệt của FLYER là các đề thi được trình bày dưới dạng trò chơi trực tuyến sáng tạo, âm thanh sống động, hình vẽ bắt mắt, dễ dàng thu hút sự quan tâm của trẻ nhỏ. 

Tham khảo các bài học của FLYER tại đây.

2.4. Phương pháp giảng dạy linh hoạt, tích cực và tôn trọng sự khác biệt của từng đối tượng học sinh 

Mỗi học sinh đều có một sở thích, năng khiếu, tốc độ tiếp thu và thái độ học tập riêng. Phương pháp giảng dạy linh hoạt là cách giáo viên cho trẻ được tự do thể hiện quan điểm của mình, khuyến khích trẻ áp dụng năng khiếu cá nhân vào việc học. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy yêu thích tiếng Anh, hào hứng mỗi khi đến tiết học và chủ động tìm hiểu kiến thức thay vì đợi người lớn nhắc nhở. 

Với phương pháp giảng dạy này, giáo viên sẽ không chỉ đơn thuần là người đưa thông tin, mà còn là người tổ chức hoạt động học tập, hỗ trợ trẻ tự suy nghĩ, phân tích vấn đề để rút ra kết luận cá nhân. 

Không khó để nhận thấy các học sinh được tham gia vào môi trường học tập linh hoạt có kỹ năng mềm phát triển, giao tiếp tốt hơn, tư duy phản biện logic và tự tin hơn trong việc thể hiện ý kiến của bản thân. 

2.5. Tạo điều kiện cho học sinh giao tiếp và trao đổi bằng tiếng Anh 

Phần lớn học sinh Việt Nam khi học tiếng Anh đều có nền tảng ngữ pháp tốt, giải quyết được các bài thi đọc – viết một cách dễ dàng. Tuy nhiên, việc nghe và nói tiếng Anh lại không mấy thành thạo. Nguyên nhân chính đến từ phương pháp giảng dạy thụ động, quá chú trọng vào lý thuyết sách vở mà không cho trẻ cơ hội thực hành.  

Theo nhà tâm lý học người Nga Lev Vygotsky, học ngôn ngữ cũng giống như một hoạt động xã hội. Trong đó, “bức tường” kiến thức của trẻ được xây dựng chủ yếu dựa vào sự tương tác và trao đổi trực tiếp với thầy cô, bạn bè. Hay nói cách khác, trẻ ghi nhớ kiến thức tốt nhất thông qua các cuộc hội thoại. 

Thường xuyên tổ chức các buổi thực hành, kể chuyện để tạo không khí lớp học sôi nổi
Thường xuyên tổ chức các buổi thực hành, kể chuyện để tạo không khí lớp học sôi nổi

Trong các tiết học, ngoài việc yêu cầu trẻ ghi chép và học thuộc lòng nội dung ngữ pháp – từ vựng, thầy cô nên dành thời gian cho các hoạt động thảo luận nhóm hoặc phân vai kể lại một câu chuyện bằng tiếng Anh. Hoạt động này vừa tạo cơ hội cho trẻ vận dụng nội dung kiến thức đã học, vừa mang đến không khí sôi nổi, giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn mỗi khi đến tiết tiếng Anh. 

2.6. Khuyến khích, động viên, khen ngợi để tăng cường sự tự tin và bồi dưỡng niềm yêu thích với môn học 

Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng rất cần được nuôi dưỡng lòng tự trọng. Một đứa trẻ có lòng tự trọng cao sẽ: 

  • Biết cách tôn trọng người khác vì chính bản thân chúng cũng được tôn trọng. 
  • Kiên cường, sẵn sàng chấp nhận mọi lỗi sai của bản thân.
  • Có ý thức kiểm soát suy nghĩ và hành vi của mình.
  • Độc lập, biết cách chịu trách nhiệm cho mọi hành động đã làm. 
  • Luôn cảm thấy an toàn trong việc hình thành các mối quan hệ. 
  • Có can đảm để đưa ra quyết định, ngay cả khi phải chịu áp lực từ môi trường xung quanh. 
  • Sẵn sàng đương đầu với thử thách mới.
  • Có khả năng tự đứng lên khi gặp thất bại và thoải mái yêu cầu sự giúp đỡ khi cần. 

Trẻ em phát triển lòng tự trọng bằng cách chăm chỉ rèn luyện để hướng tới một mục tiêu và nhìn thấy sự chăm chỉ đó được đền đáp xứng đáng. Mặc dù không phải lúc nào kết quả cũng diễn ra theo đúng dự tính ban đầu, nhưng chỉ cần một lời động viên, công nhận từ ba mẹ, thầy cô hoặc bạn bè là đã đủ giúp trẻ tự hào về bản thân. 

Thầy cô và ba mẹ đừng tiếc lời khen với trẻ, vì đó là cách nhắc trẻ biết trân trọng nỗ lực của mình. Tuy nhiên, sự khen ngợi cũng nên có chừng mực, đúng lúc và đúng chỗ. Nếu được khen ngợi quá mức, trẻ có thể sinh ra tính cách tự phụ và chủ quan. 

Ngoài ra, thầy cô cũng nên chú ý đến việc bồi dưỡng tình cảm bạn bè ở trẻ, dạy trẻ cách chấp nhận sở thích và tính cách riêng của từng người, vì bất cứ ai cũng có thể tạo nên sự khác biệt. 

Tổng kết 

Thông qua bài viết, FLYER đã gợi ý đến quý thầy cô 6 phương pháp tăng hứng thú học tiếng Anh cho học sinh tiểu học. Trẻ em ở độ tuổi này thường khá hiếu động. Nếu muốn trẻ yêu thích và hào hứng với việc học tiếng Anh, thầy cô nên xây dựng một môi trường vừa học vừa chơi thoải mái, ít áp lực, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi và khả năng của mình. 

Xem thêm: 

RELATED ARTICLES
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Most Popular

Recent Comments

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x